Du Học Là Con Đường Du Học Định Cư Canada Đơn Giản Nhất

18 Tháng 10 992 Views

★ ━━ MỤC LỤC BÀI VIẾT ━━ ★


    Top 5 lý do Canada trở thành quốc gia thu hút sinh viên quốc tế nhất hiện nay:

    1. Canada là điểm đến lý tưởng của du học sinh trên toàn thế giới:

    Với 642,000 sinh viên quốc tế mỗi năm, Canada trở thành 1 trong 3 quốc gia thu hút nhiều du học sinh quốc tế nhất hiện nay.

    Đất nước tốt thứ 2 trên thế giới (Theo U.S News):

    Trong tháng 9/2023, dựa trên cuộc khảo sát ý kiến của 17,000 người tại 36 quốc gia. Tổ chức U.S News đánh giá Canada là một trong những nước đáng sống và là quốc gia với nhiều điều “tốt nhất” từ du học, lập nghiệp, lập gia đình đến nghỉ hưu.

    Đứng thứ 3 về chất lượng cuộc sống:

    Chỉ sau Thụy Điển và Na Uy, Canada thuộc nhóm các nước giàu có nhất trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người (GDP) đứng thứ 8 toàn cầu.

    Chất lượng sống tại Canada được đánh giá dựa trên các tiêu chí:

    • Thị trường việc làm
    • Chi phí hợp lý
    • Kinh tế ổn định
    • Bình đẳng thu nhập 
    • An toàn
    • Ổn định chính trị
    • Hệ thống giáo dục công cộng phát triển tốt 
    • Hệ thống y tế công phát triển tốt

    Đứng thứ 4 về chất lượng giáo dục:

    Hệ thống các trường công tại Canada luôn được thông qua các tiêu chuẩn của cơ quan thuộc cấp quốc gia và địa phương để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên.

    Một vài con số ấn tượng về chất lượng giáo dục tại Canada:

    • 7 trường Đại học Canada thuộc top 200 trên thế giới (Higher Time Education)
    • Là quốc gia đứng đầu trong nhóm các nước OECD (Tổ chức Hợp tác & Phát triển kinh tế) về khả năng đọc, viết, toán và khoa học. 
    • Là quốc gia lý tưởng thứ 4 cho những sinh viên muốn học tiếng Anh và thứ 2 về tiếng Pháp.

    Canada là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về du học và định cư 

    2. Được cấp giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (PGWP) 

    2.1 Giới thiệu về PGWP

    PGWP (Post-Graduation Work Permit) là giấy phép làm việc do chính phủ Canada cấp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp (từ Cao đẳng trở lên).

    Với giấy phép này, du học sinh tại Canada được phép ở lại làm việc sau tốt nghiệp. Kinh nghiệm trong khoảng thời gian làm việc này sẽ giúp sinh viên quốc tế có đủ điều kiện nộp đơn xin định cư tại Canada.

    Tuy nhiên, không phải trường nào cũng cấp giấy phép PGWP cho sinh viên. Đa số sinh viên của các trường tư thục sẽ không được cấp. Vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng trường mình chọn nằm trong danh sách DLIs và trường đủ điều kiện cấp PGWP.

    Nhấn vào đây để kiểm tra xem trường bạn có cấp PGWP không nhé, các Canadian tương lai ơi!

    Sinh viên có PGWP được phép làm việc tại Canada sau tốt nghiệp

    2.2 Thời gian ở lại của giấy PGWP

    Giấy phép này chỉ cấp cho những sinh viên học tại Canada từ 8 tháng trở lên, cụ thể như sau:

    a. Độ dài khoá học từ 8 tháng đến dưới 2 năm:

    Số năm ở lại sẽ được xét dựa trên độ dài của khóa học, ví dụ bạn vừa hoàn tất khóa học 9 tháng tại Canada thì bạn được ở lại 9 tháng.

    b. Các khoá học từ 2 năm trở lên

    Với các khoá học trên 2 năm thì số năm bạn được ở lại tối đa lên đến 3 năm.

    c. Hoàn tất nhiều hơn 1 chương trình

    Nếu hoàn tất từ 2 khoá học trở lên, bạn sẽ được kết hợp thời gian của cả 2 chương trình học, ví dụ bạn vừa tốt nghiệp chương trình cử nhân 3 năm và học tiếp 1 năm chương trình sau đại học thì tổng số năm bạn được ở lại là 4 năm.

    Nếu bạn dự định muốn được tăng số năm ở lại bằng chương trình học kết hợp thì phải đăng ký từ trước và học liên tục. Số năm cộng gộp này sẽ không áp dụng đối với trường hợp đăng ký học thêm chỉ để gia hạn giấy phép làm việc. 

    2.3 Điều kiện và những lưu ý khi xin PGWP

    • Mỗi sinh viên chỉ được đăng ký xin PGWP 1 lần duy nhất trong suốt thời gian tại Canada.
    • Tốt nghiệp từ các trường DLIs
    • Giấy phép du học (Study Permit) và hộ chiếu (Passport) còn hiệu lực
    • Chương trình học từ 8 tháng trở lên
    • Phải nộp đơn trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được xác nhận tốt nghiệp của trường

    Để biết rõ chi tiết về chính sách việc làm và định cư tại Canada, đăng ký tham ngay Hội thảo Giấc mơ Canada - Từ du học đến định cư vào ngày 28/10 này để được cập nhật thông tin chính xác nhất. 

    3. Nhiều chính sách ưu tiên định cư tỉnh bang:

    3.1 New Brunswick (thuộc AIP):

    Chính sách Atlantic Immigration Program - AIP là chương trình nhập cư của chính phủ Canada dành cho 4 khu vực như New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island và Newfoundland.

    New Brunswick là một trong những tỉnh bang nằm ở bờ biển vùng Đông Nam Canada cho phép người lao động có tay nghề cao, doanh nhân, sinh viên tốt nghiệp tại Canada được ở lại sinh sống, làm việc và định cư. 
    Chương trình này được chính phủ Canada đưa vào thí điểm từ năm 2017 và đến nay có khoảng 10,000 dân nhập cư theo chương trình AIP.

    Đôi nét về tỉnh bang New Brunswick: Đây là tỉnh bang đầu tiên tại Canada có cả 2 ngôn ngữ chính là Anh và Pháp.

    • Top 3 lý do người dân sinh sống tại khu vực New Brunswick:
    • Chi phí sinh hoạt thấp nhất tại Canada
    • Giá nhà cửa không quá cao, cho dù ở các khu vực trung tâm
    • Môi trường thân thiện, mọi người coi trọng ý thức cộng đồng và luôn giúp đỡ lẫn nhau, đây là lối sống mà chúng ta ít khi thấy tại các thành phố lớn ở Canada. 

    3.2 Chương trình đề cử tỉnh bang Saskatchewan (Saskatchewan Immigration Nominee Program - SINP)

    Đây là visa định cư đề cử tỉnh bang Saskatchewan cho phép người nước ngoài có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với chỉ tiêu của tỉnh sẽ có cơ hội nộp hồ sơ thường trú nhân tại Canada thông qua chương trình đề cử tỉnh bang SINP.

    Saskatchewan là một tỉnh bang miền Tây của Canada, là khu vực có số dân khiêm tốn, chỉ vào khoảng 3.6% dân số Canada nhưng đây lại là một trong những vùng có nền kinh tế phát triển bậc nhất tại xứ sở lá phong.

    Top 3 lý do người dân sinh sống tại khu vực Saskatchewan

    • Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Canada
    • Nhiều dịch vụ sức khỏe tốt và miễn phí (cho các thành viên trong gia đình)
    • Thuế tài sản và thuế thu nhập cá nhân thấp nhất cả nước

    Hiện Saskatchewan đang thiếu lao động trong các lĩnh vực như Sức khỏe (Healthcare), Kỹ sư (Engineering), CNTT (IT) và Nông nghiệp (Agriculture). Đây là lợi thế cho các bạn dự định học các ngành này tại Saskatchewan.

    Canada có hơn 100 chương trình định cư cho sinh viên quốc tế

    3.3 Chương trình đề cử tỉnh bang Alberta (Alberta Immigrant Nominee Program - AINP)

    Đây là chương trình di cư kinh tế, được tỉnh bang Alberta đề cử với mục tiêu bổ sung nhu cầu lao động đang thiếu nhân lực tại Alberta.

    Đây là một trong những chương trình định cư phổ biến cho sinh viên quốc tế tại Canada, với các sinh viên có PGWP (Post Graduate Work Permit) đòi hỏi kinh nghiệm làm việc tại Alberta từ 6 tháng trở lên và công việc phải được ký hợp đồng lao động chính thức với các điều khoản cụ thể.

    Alberta là tỉnh bang lớn và được đánh giá là nơi đáng sống nhất tại Canada. Đâu là top 3 lý do khiến Alberta là lựa chọn của nhiều du học sinh quốc tế:

    • Một trong những tỉnh bang có hệ thống giáo dục lớn nhất
    • Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên có nhiều cơ hội việc làm cho người dân nhập cư 
    • Một trong những nơi có mức thuế đóng thấp nhất quốc gia

    4. Chương trình Co-op giúp sinh viên làm quen môi trường làm việc tại Canada 

    4.1 Giới thiệu Chương trình Co-op

    Co-op là từ viết tắt của cụm Co-operative Education, đây là chương trình thực tập có trả lương phổ biến tại Canada.

    Hầu hết tại Canada, các trường đại học đều có chương trình Co-op, giúp sinh viên có những kinh nghiệm thực tế, tạo hồ sơ xin việc ấn tượng ngay từ những năm đại học, giúp cho bạn tự tin hơn khi xin việc tại Canada sau tốt nghiệp.

    4.2 Điều kiện tham gia Co-op 

    Chương trình này được tính theo dạng tín chỉ và sinh viên bắt buộc phải hoàn tất để có thể tốt nghiệp.

    Để tham gia Co-op, bạn còn phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau: 

    • Giấy Study Permit còn hiệu lực 
    • Có giấy phép làm việc WP (Work Permit)
    • Công việc dự định làm phải nằm trong chương trình học
    • Phải có thư giới thiệu từ trường 
    • Học kỳ Co-op không vượt quá 50% chương trình học

    Những trường hợp sau đây không thể tham gia chương trình Co-op:

    • Học viên các khóa ngoại ngữ ngắn hạn (Anh/ Pháp)
    • Khoá học theo sở thích
    • Các khóa học dự bị

    4.3 Lợi ích của chương trình Co-op

    • Giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế từ giai đoạn nộp đơn ứng tuyển, phỏng vấn đến khi được nhận vào làm chính thức. Tính cạnh tranh cao nên mỗi sinh viên cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể có cho mình một vị trí việc làm trong chương trình Co-op mong muốn.
    • Điều này cũng có nghĩa là sinh viên có thể bị trượt phỏng vấn vài lần là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những ai hoàn thành chương trình Co-op sẽ có những kỹ năng phỏng vấn, làm việc tốt hơn sau tốt nghiệp.
    • Mở rộng mối quan hệ với những người trong ngành: Đây là cơ hội tốt để sinh viên xây dựng và mở rộng các mối quan hệ và học hỏi kinh nghiệm từ những bậc “tiền bối” cùng ngành. Biết đâu, nhiều cánh cửa việc làm sẽ được mở ra thông qua những mối quan hệ quý giá này.
    • Khi bước vào vị trí công việc chính thức, bạn sẽ được các mentor (người hướng dẫn) dày dặn kinh nghiệm giúp đỡ và đánh giá chất lượng công việc.
    • Được trả tiền theo giờ với mức lương khá cao từ $14-$20/ giờ (trước thuế) và thậm chí số tiền này có thể tăng lên đến $100/ ngày trong các kỳ nghỉ lễ, nghỉ đông, nghỉ giữa kỳ.
    • Tăng cơ hội định cư: Khi xét hồ sơ đăng ký nhập cư, chính phủ Canada thường xem xét mức độ ổn định của công việc và việc làm có đúng chuyên ngành học hay không. Vì thế, Co-op program chính là cánh cửa đưa bạn gần hơn với cơ hội định cư.

    Nói về trải nghiệm Co-op program Canada, sinh viên của ATS, bạn Nghi La ( Thực tập vị trí Graphic Design chương trình Co-op tại Brilliant Lab) chia sẻ:

    Chương trình thực tập Co-op tại Brilliant Labs thật sự là một trải nghiệm khó quên trong quãng đời sinh viên của mình tại Canada. Tại đây mình đã được học hỏi và dẫn dắt bởi những đàn anh đàn chị vừa có tâm vừa có tầm, mở ra cho mình cả một thế giới mới về ngành Design.

    Những kinh nghiệm thực tiễn mình góp nhặt được từ quá trình làm việc nhóm để cho ra đời những sản phẩm nghệ thuật đẹp mắt, đã truyền cho mình rất nhiều cảm hứng và nhắc cho mình nhớ vì sao bản thân chọn theo ngành Design từ ban đầu.”

    5. Danh sách các ngành có triển vọng và cơ hội việc làm cao tại Canada

    Có gần 1 triệu việc làm đang thiếu tại Canada và đất nước đang đối mặt với sự khan hiếm nhân lực trầm trọng trong các mảng sau:

    5.1 Sức khỏe và Y khoa (Health & Medicine):

    Canada là đất nước thuộc dân số già, nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất cao, đất nước này đang thiếu nghiêm trọng nhân lực trong mảng sức khỏe, có xu hướng tăng và chưa bao giờ hạ nhiệt. Con số lên đến 152,000 vị trí công việc sức khỏe cần tuyển nhân sự.

    Bộ di trú Canada (IRCC) đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho lao động quốc tế có trình độ và chuyên môn cao trong lĩnh vực Y Tế - Sức khỏe được nhập cư hợp pháp tại Canada.

    Các ngành nghề đang cần bổ sung nhân lực như: Y tá, điều dưỡng (Registered Nurse), Bác sĩ tâm lý (Psychologist), Dược sĩ (Pharmacist),...

    5.2 Kỹ sư (Engineering):

    Do sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật nên không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới, kỹ sư với tay nghề và trình độ chuyên môn cao đang thiếu trầm trọng.

    Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ Thuật tại Canada không bao giờ thiếu việc làm, không những vậy, đây là một trong những ngành có mức lương cao nhất tại Canada.

    Các vị trí Kỹ thuật đang thiếu bao gồm Kỹ sư điện (Electrical Engineers), Kỹ sư Hóa học (Chemical Engineers), Kỹ sư xây dựng (Civil Engineers),...

    Mức lương trung bình: $68k - $104k/ năm (tùy thuộc vào năng lực và số năm kinh nghiệm).

    Canada đang đối mặt với sự thiếu nhân lực trầm trọng

    5.3 Khoa học máy tính - Computer Science

    Là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về công nghệ và là nước láng giềng của thung lũng Silicon Valley, Canada luôn cần 1 lực lượng lớn nhân sự trong ngành IT để đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng công nghệ tại đây.

    Từ 2023-2031, Canada cần khoảng 89,900 nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ Thông Tin.

    Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với các ngành phổ biến như: Quản Lý Cơ Sở Dữ Liệu (Database Management), Network Administration (Quản Trị Mạng), Software Development (Phát Triển Phần Mềm), Cybersecurity (An Ninh Mạng), Artificial Intelligence (Trí Tuệ Nhân Tạo),...

    Ngành Computer Science tại Canada có mức lương khởi điểm cao từ (60k - 90k/ năm), với các vị trí cần nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương có thể lên đến 105k CAD/ năm.

    5.4 Kinh Doanh - Business

    Đây là nhóm ngành có nhiều lựa chọn về ngành nghề như Phân tích Kinh Doanh (Business Analytic), Ngân hàng & Kế toán (Finance & Accounting), Tiếp thị (Marketing), Kinh tế (Economic),...

    Mức lương trung bình cho vị trí này vào khoảng 51k - 100k/ năm, đây được xem là lĩnh vực có mức lương khởi điểm cao dành cho sinh viên mới tốt nghiệp. 

    Kết luận

    Du học Canada là con đường trưởng thành nhanh nhất với những bạn có ý chí và hoài bão lớn, có thể quãng đường phía trước không hề dễ dàng nhưng sẽ là những trải nghiệm vô giá của tuổi trẻ nếu bạn dám dấn thân và hành động.

    Ngày 28/10, ATS sẽ tổ chức Hội Thảo “Giấc mơ Canada - Từ Du học đến định cư”, tại sự kiện bạn sẽ được giải đáp và cập nhật thông tin du học và định cư Canada mới nhất.

    Tham gia sự kiện bạn được gì?

    💥 Giải đáp tất cả thắc mắc về lộ trình du học Canada

    💥 Coffee Chat 1:1 với cô Nguyễn Thanh Nga, Đại diện của ATS tại Canada, hơn 20 năm kinh nghiệm Tư vấn Giáo dục Quốc tế

    💥 Tư vấn chọn ngành nghề và lên Lộ trình du học định cư Canada phù hợp

    💥 Đặc biệt, nhận ngay combo quà tặng lên tới 30 triệu đồng từ ATS khi nộp hồ sơ tại chỗ:

    🎁 Hoàn phí vé máy bay đến 16 triệu đồng

    🎁 Hỗ trợ phí khám sức khỏe & Visitor Visa 5 triệu đồng

    🎁 Miễn phí dịch thuật & lệ phí nộp hồ sơ lên tới 7 triệu đồng

    Đăng ký tham gia miễn phí tại đây.