Việt Nam

TÌM KHÓA HỌC & HỌC BỔNG DU HỌC PHÙ HỢP NHẤT VỚI BẠN
43
Xếp Hạng Quốc Gia *
2
Số học viện *
0
Xếp hạng trường đại học *
10,000
Sinh viên quốc tế
1,000
Sinh viên Việt Nam

Lý do chọn Việt Nam

Trong vài năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên quốc tế thay vì Malaysia, Singapore hay Thái Lan vì nhiều lý do như giáo dục tiêu chuẩn quốc tế, chi phí sinh hoạt rẻ và nhiều chính sách hơn cho người nước ngoài. Việt Nam là một điểm đến khá rẻ để đi du lịch, học tập và sinh sống so với hầu hết các quốc gia khác ở châu Á. Người dân tại đây vô cùng thân thiện, chỗ ở giá cả phải chăng, thức ăn rẻ, tốt cho sức khỏe và ngon miệng, và phong cảnh tuyệt đẹp làm cho Việt Nam trở thành một lựa chọn nổi bật trong số các điểm đến du học Đông Nam Á. Trên thực tế, Forbes đã xếp hạng Việt Nam là nơi du lịch rẻ nhất trong năm 2017, trong số các điểm đến du học giá cả phải chăng như Bali, Indonesia, Campuchia, Bồ Đào Nha và Barcelona, Tây Ban Nha. Việt Nam cũng là một thành phố phát triển nhanh với tốc độ quốc tế hóa cao và nhiều cơ hội nghề nghiệp và giáo dục tiềm năng, nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế gần đây. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, đất nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là nơi có hai thành phố năng động nhất thế giới - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc sống tại Việt Nam

0

Hệ thống giáo dục Việt Nam

Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bị phân tán cho nhiều bộ ngành quản lý. Mỗi bộ trong chính phủ đều có một số học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Bộ giáo dục không trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống đại học mà chỉ đưa ra những quy định hướng dẫn hoạt động của các trường đại học. Vấn đề nhân sự và tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc các bộ sẽ do bộ chủ quản quyết định. Còn tại các trường tư, vấn đề nhân sự và tài chính sẽ do những cổ đông sở hữu trường quyết định.

Dự bị đại học

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học.

Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).

Trung cấp, dạy nghề

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.

Cao đẳng

Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hoặc tương đương để có thể học hay liên thông lên cấp cao đẳng.

Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học.

Sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh trước giờ học Giáo dục Quốc phòng ở quận 9.

Đại học

Cần tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng hay tương đương để có thể học hay liên thông lên Đại học Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, tính đến nay, cả nước đã có 409 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 307 trường được thành lập mới hoặc nâng cấp trong 10 năm qua. Với số trường mới này, 35 tỉnh, thành đã có thêm trường đại học, cao đẳng mới; số tỉnh, thành có trường đại học là 40, có trường cao đẳng là 60, có ít nhất một trường đại học hoặc cao đẳng là 62. Trong số 307 trường đại học, cao đẳng mới, có 245 trường được nâng cấp từ bậc học thấp hơn; 8 trường được nâng cấp từ khoa trực thuộc Đại học Quốc gia, đại học vùng, chỉ có 32 trường xây dựng hoàn toàn mới. Kết quả giám sát cho thấy, các trường đại học được thành lập trên cơ sở nâng cấp một khoa trực thuộc Đại học Quốc gia, đại học vùng hoặc chia tách từ một trường đại học, có ưu thế hơn trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt về đội ngũ giáo viên, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Còn các đơn vị được nâng cấp từ bậc học thấp hơn, cao đẳng lên đại học và trung cấp lên cao đẳng lại gặp khó khăn rất lớn trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở bậc học cao hơn. Học sinh tốt nghiệp cấp III muốn vào các trường đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Chương trình bậc đại học của Việt Nam kéo dài từ 4 đến 6 năm; 2 năm đầu là chương trình đại học đại cương, 2 (hay 4) năm sau là chương trình chuyên ngành. Dù là ngành gì, sinh viên phải học một số tiết về quốc phòng an ninh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng đại học với các tên gọi như cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, nhạc sĩ...

Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước. Thiếu triết lý đúng đắn khiến giáo dục đại học vẫn đang loay hoay tìm hướng đi. Mọi chỉ số của nền giáo dục đại học Việt Nam đều kém khá xa so với Thái Lan chứ chưa nói đến Anh, Mỹ, Nhật, Australia, Singapore.

Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học 

Tất cả công dân tốt nghiệp trung học (trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp) đều được tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, tôn giáo, dân tộc và quốc tịch . Điểm thi sẽ được công bố công khai, rộng rãi trên các trang mạng của các trường đại học. Các thí sinh nếu thấy điểm của mình có sai sót so với dự tính được quyền phúc tra xem xét lại bài. Các thí sinh nếu đạt từ điểm chuẩn của trường đi ra trở lên được mời làm các thủ tục nhập học.

Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, có ưu tiên bằng cách cộng vào tổng điểm thi một số điểm nhất định đối với các đối tượng sau: con Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân; của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; con thương binh; học sinh là người dân tộc thiểu số; học sinh tốt nghiệp trung học tại các cùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi khó khăn về kinh tế - xã hội; học sinh nông thôn. Dưới đây là các đối tượng được tuyển thẳng:

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đã tốt nghiệp trung học

Học sinh là thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế hàng năm

Học sinh đạt giải Nhất trong các cuộc thi học sinh giỏi các môn hằng năm.

Chỉ riêng đối với các trường công an, quân đội thì muốn được dự thi phải đạt các tiêu chuẩn về lý lịch chính trị, sức khoẻ, mức độ nhạy cảm, phản xạ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ra, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng yêu cầu thí sinh muốn dự thi phải là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Điểm chuẩn vào các trường công an và quân đội khá cao. Tuy tuyển chọn khắt khe nhưng vẫn xảy ra gian lận thi cử để vào các trường này.

Các cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, có nhu cầu học cao học, vượt qua được kỳ thi tuyển sinh cao học hằng năm sẽ được tham dự các khoá đào tạo cao học. Thời gian đào tạo thường là 3 năm, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào quy định của chuyên ngành và của cơ sở đào tạo. Các cá nhân đi học cao học có thể theo hai diện: tự đi học thì phải trang trải toàn bộ chi phí học tập; cơ quan cử đi học thì sẽ được cơ quan chi trả chi phí học tập, tuy nhiên, các đối tượng này khi đi học phải có sự đồng ý của cơ quan cử đi học. Sau khi tốt nghiệp, các học viên cao học được cấp bằng thạc sĩ.

Nghiên cứu sinh

Đây là bậc đào tạo cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tất cả các cá nhân tốt nghiệp từ đại học trở lên đều có quyền làm nghiên cứu sinh với điều kiện phải vượt qua kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh hàng năm. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có sự định thay đổi trong cách tuyển chọn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu sinh. Thời gian làm nghiên cứu sinh thường là 4 năm với người có bằng cử nhân hay kỹ sư và 3 năm với người có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, thời gian làm nghiên cứu sinh còn phụ thuộc vào ngành học và loại hình học (học tập trung hay không tập trung). Sau khi hoàn thành thời gian và bảo vệ thành công luận án, các nghiên cứu sinh sẽ được cấp bằng tiến sĩ

Các trường tại Việt Nam

none

Visa

0

Cập nhật thông tin về các trường và học bổng mới nhất?
Liên hệ ngay

Bạn muốn học tập ở thành phố nào?